SSL Là Gì? Tại Sao Cần Sử Dụng SSL Cho Website? – cyno.com.vn

Trong bối cảnh thế giới số hóa ngày càng phát triển mạnh như hiện nay thì website dường như trở thành xu thế mà các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là hộ kinh doanh cá nhân đều phải sở hữu. Vì vậy, việc bảo vệ thông tin trực tuyến cũng trở thành ưu tiên hàng đầu đối với cả người dùng và doanh nghiệp.

Và giữa những công nghệ bảo mật, sự ra đời của chứng chỉ SSL (Secure Socket Layer) nổi bật như một biểu tượng đáng tin cậy, tạo một môi trường trao đổi thông tin trên internet an toàn hơn cho tổ chức và người dùng, đặc biệt khi nói đến việc xác định một website có đáng tin cậy hay không.

Vậy SSL là gì? Tại sao cần sử dụng nó cho website? Nó mang lại lợi ích gì cho các website? Hãy cùng CYNO Software tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ bảo mật SSL qua bài viết dưới đây!

SSL Là Gì?

SSL viết tắt của “Secure Socket Layer”, là một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn được sử dụng để thiết lập một kết nối an toàn giữa máy chủ web (host) và trình duyệt web (client) của người dùng. Hiện nay, SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật thông tin cho hàng triệu website trên toàn thế giới. Chứng chỉ bảo mật SSL cài trên website cho phép người dùng truy cập có thể có minh được tính xác thực, tin cậy của website.

Khi nó được áp dụng, thông tin truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt sẽ được mã hóa. Nhờ đó đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và người dùng được mã hóa. Giúp bảo vệ dữ liệu được truyền đi trên môi trường Internet được riêng tư và an toàn, từ đó bảo vệ dữ liệu khỏi bị đánh cắp hoặc can thiệp từ bên ngoài.

Cũng chính vì thế mà chứng chỉ SSL rất cần thiết với những website doanh nghiệp và website bán hàng.

 

Chứng chỉ SSL là gì?

SSL là gì và có những loại nào? Có một số loại chứng chỉ SSL cơ bản như sau:

  • Domain Validation (DV SSL): Được sử dụng để xác thực tên miền, đảm bảo rằng website đã được mã hóa để ngăn chặn các cuộc tấn công từ các kẻ xấu.
  • Organization Validation (OV SSL): Chứng chỉ này dùng để xác minh các tổ chức có uy tín, được đánh giá và tin cậy.
  • Extended Validation (EV SSL): Loại chứng chỉ mở rộng này tối ưu hóa mức độ tin cậy, cung cấp mức độ bảo mật cao nhất cho website.
  • Wildcard SSL: Thích hợp cho các trang web có nhiều subdomain, loại chứng chỉ này bảo mật toàn diện cho tất cả các subdomain.
  • UC/SAN SSL: Đây là loại chứng chỉ SSL cao cấp, cho phép bảo mật đến 210 tên miền chỉ với một chứng thư số duy nhất

Secure Socket Layer miễn phí thường chỉ cung cấp các chứng chỉ cơ bản, trong khi những chứng chỉ đòi hỏi độ uy tín, chuyên nghiệp và mức độ bảo mật cao thường yêu cầu phí.

Tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng luôn được bảo mật và không bị xâm nhập. Hiện nay, Secure Socket Layer đã trở thành tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu trang web trên khắp thế giới, đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi chúng di chuyển trên internet.

SSL đảm nhận việc tất cả thông tin trao đổi giữa các máy chủ web và trình duyệt đều được bảo vệ với tính riêng tư cao và không bị phơi bày.

Tại Sao Cần Sử Dụng SSL Cho Website?

1. Bảo mật dữ liệu

Một trong những lý do quan trọng nhất khiến bạn cần sử dụng Secure Socket Layer cho website là bảo mật dữ liệu. Khi thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, mật khẩu, thẻ tín dụng, hoặc dữ liệu khác được truyền tải qua mạng, việc sử dụng SSL giúp mã hóa dữ liệu này, ngăn chặn nguy cơ bị đánh cắp hoặc can thiệp.

2. Tăng tín nhiệm

Khi truy cập một trang web có Secure Socket Layer, bạn thường thấy một biểu tượng khóa hoặc dòng văn bản “An toàn” trong trình duyệt. Điều này giúp tạo niềm tin và uy tín cho người dùng, cho họ biết rằng thông tin của mình được bảo vệ và an toàn.

3. Cải thiện thứ hạng tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm như Google đã thể hiện rằng việc sử dụng SSL có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Trang web có SSL thường được ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm so với những trang web không có SSL.

4. Tuân thủ quy định

Nhiều quy định và luật pháp yêu cầu các trang web thu thập và xử lý thông tin cá nhân phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cụ thể. Việc triển khai SSL giúp đáp ứng các yêu cầu này, tránh vi phạm pháp luật và rủi ro pháp lý.

5. Giảm rủi ro

Việc không sử dụng Secure Socket Layer có thể mở ra các cửa ngỏ cho các cuộc tấn công như giả mạo, đánh cắp dữ liệu, và tấn công trung gian. Bằng cách áp dụng SSL, bạn giảm thiểu rủi ro này, bảo vệ không chỉ dữ liệu của khách hàng mà còn cả uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.

Kết luận

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng Secure Socket Layer cho website không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật mà còn là một nhu cầu bảo mật và uy tín cao. Bằng cách đảm bảo thông tin được truyền tải an toàn và bảo vệ dữ liệu khách hàng, bạn không chỉ tăng cường sự tin tưởng từ phía người dùng mà còn giữ vững uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường.